Thông tin liên hệ

90 Pasteur, phường Bến Nghé
Quận 1, TP HCM

Chúng tôi hỗ trợ 24/7

Dưới đây là 5 thông tin đang lan truyền trong hôm nay:

Thủ tướng đang chỉ đạo sửa đổi nghị định 65 về trái phiếu + nhanh chóng xây dựng đề án linh hoạt để cứu thị trường.

1. Toàn bộ room bank đc nới 2%, hiệu lực từ hôm nay

2. Xin sử dụng nguồn 300k tỷ tiền gửi tại 4 bank quốc doanh để giải ngân cho các DN phát hành TP để thanh toán kỳ hạn ngắn

3. Thành lập quỹ bình ổn 500k tỷ bảo lãnh TP

4. Sửa đổi nghị định 65 để cho phép gia hạn, cho phép bank đc mua lại, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh TP

5. Tuyệt đối ko hình sự hóa các vấn đề về TP để đảm bảo tài sản dân sự sẽ dễ dàng thanh khoản, xử lý.

Trước hết, sau kỳ họp thường kỳ Chính phủ tháng 10 có chỉ đạo việc sửa đổi nghị định 65( nếu cần, báo cáo PTT Lê Minh Khái).

Về nội dung phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ có thông cáo báo chí và các cơ quan thông tấn báo chí chính thống có đăng tải. Tôi không nói lại!

Về vấn đề nới room tín dụng, xin nhắc lại Thống đốc NHNN cho biết trong giải trình tại kỳ họp Quốc hội vừa kết thúc việc không nới room tín dụng trong năm 2022 và chỉ dừng ở mức 14%

https://vnexpress.net/thong-doc-neu-ly-do-phai-kiem-soat-tin-dung-bat-dong-san-4531723.html
https://m.vietnamfinance.vn/giu-room-tang-lai-suat-thong-diep-cung-tu-thong-doc-20180504224275920.htm
https://danviet.vn/thong-doc-nguyen-thi-hong-giai-thich-ro-voi-doanh-nghiep-khong-nen-do-het-cho-room-tin-dung-20221006061059868.htm

Nên nhớ việc điều tiết kinh tế vĩ mô mà vấn đề lạm phát và ổn định thị trường tài chính mới là yếu tố then chốt. NHNN là cơ quan quản lý cũng như đơn vị tham mưu cho Chính phủ về tiền tệ, cung ứng tiền, duy trì ổn định tài chính tiền tệ… do đó việc NHNN chủ trương ổn định tăng trưởng tín dụng năm nay cao hơn 2 năm trước và duy trì mức 14% là mang tính nhất quán.

Với việc nói: room tín dụng được nới 2% trong hôm nay là sai hoàn toàn so với chủ trương của NHNN. 

Vấn đề số 2: Ai xin sử dụng nguồn 300k tỷ đồng, số tiền này lấy ở đâu? Ai dám phê duyệt tiền gửi của dân tại các NHTM để xử lý vấn đề trái phiếu?

Việc các DN phát hành trái phiếu là công cụ ghi nợ, các doanh nghiệp này phải tuân thủ theo quy định pháp luật về phát hành và sử dụng nguồn tiền phát hành( mục đích phát hành) đúng. Trường hợp DN nào sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Các NHTM không có chức năng phải gánh vác số nợ thay cho các DN, trong khi nợ xấu các nhà băng có xu hướng tăng lên, các DN vay nợ ngân hàng lớn. Chính phủ cũng như các ngân hàng sẽ không đứng ra gánh vác việc này. Các DNPH phải tự thực hiện theo cam kết.

Vấn đề số 3: Thành lập quỹ bình ổn thì chi tiết đơn vị nào góp? Chắc chắn các NHTM sẽ không tham gia quá trình này, vì ngoài chức năng bơm vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng thực hiện chức năng kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Hơn nữa, việc tham gia vào quỹ để xử lý vấn đề của DN khác phát hành TP không đúng dẫn đến việc mất vốn, hệ lụy vô cùng lớn.

Vấn đề số 4: ” Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế; rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp, báo cáo Chính phủ để sửa đổi (nếu cần thiết). Giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo xử lý.

Có giải pháp xử lý kịp thời các khó khăn trong ngắn hạn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả, bền vững trong trung hạn, dài hạn; sớm báo cáo đánh giá từng loại trái phiếu, việc đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ trong Quý IV/2022 và năm 2023, đề xuất giải pháp xử lý chủ động, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình.”( Trích TCBC).

Qua TCBC có thể thấy việc đưa ra các thông tin sai lệch gây hiểu sai, hiểu chưa đúng về vấn đề này. Vấn đề gia hạn, mua lại bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh( nếu có) phải họp và bàn với nhiều cơ quan quản lý. Vấn đề TP là của DN chung, Chính phủ, BTC là cơ quan quản lý, ra các văn bản luật hướng dẫn để DN làm đúng, thực hiện đúng. Không thể có chuyện DN phát hành sai, không có TSĐB lại là gánh nặng cho Chính phủ. 

Ngân hàng đã sinh ra một VAMC, thì các DN khác không thể có thêm một cái mới tương tự!

Vấn đề số 5: Tại sao lại đàm phán/thậm chí ép chính quyền phải TUYỆT ĐỐI không hình sự hóa các vấn đề về TP?

DN phát hành sai, sử dụng vốn sai mục đích sẽ là trái với phương án huy động khi chào bán TP. Do đó, không thể xảy ra điều kiện như mục 5.

Về việc này cần nói thêm rằng đã có tiền lệ các chủ DN bị khởi tố hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tải sản khi phát hành trái phiếu.

https://tuoitre.vn/bat-chu-tich-tap-doan-tan-hoang-minh-do-anh-dung-20220404151226145.htm
https://tuoitre.vn/bat-chu-tich-tap-doan-van-thinh-phat-truong-my-lan-20221007125447397.htm

Vì vậy, với 5 vấn đề nêu trên xuất hiện trong các phiên vừa qua là hoàn toàn không đúng. Chính xác hơn đó là các tin đồn giả tạo.

Các anh chị là nđt tài chính bên cạnh việc thu thập những thông tin nóng hỏi từ thị trường để tham khảo cho các quyết định đầu tư, chúng ta cũng cần xác minh lại chúng (không nên tìn hoàn toàn) bằng việc phân tích lại các yếu tố như đồ thị, dòng tiền và cả nội tại của cổ phiếu để ra được một quyết định hiệu quả và ít rủi ro nhất. Hầu hết nhà đầu tư đều muốn làm việc này tuy nhiên thời gian dành cho chứng khoán lại không nhiều, chính vì thế mọi người thường có xu hướng đặt các phi vụ đầu tư của mình cho vận may quyết định và một số đã dẫn đến những kết quả không như mong đợi. Thấu hiểu nỗi đau này, FINSC đã nghiên cứu phát triển và cho ra đời platform SCTRADE giúp tối ưu hóa rút gọn đến 90% quy trình phân tích dành cho nhà đầu tư, anh chị có thể tham khảo, sử dụng miễn phí tại:
https://protrade.finsc.vn => giao diện Pro
https://protrade.finsc.vn/ptkt => giao diện Terminal
Trang chủ hệ sinh thái: https://finsc.vn

Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.