Thông tin liên hệ

90 Pasteur, phường Bến Nghé
Quận 1, TP HCM

Chúng tôi hỗ trợ 24/7

Thị trường BÒ TÓT (Bull)  và thị trường GẤU (Bear) là gì? 

Trong một chu kỳ nhất định, khi thị trường có diễn biến xu hướng đi lên, giá cổ phiếu hay cả nền công nghiệp đi vào giai đoạn tăng trưởng mạnh là thị trường BÒ TÓT. Trong khi đó, thị trường GẤU phản ánh chiều ngược lại, thể hiện thị trường đang rơi vào xu hướng tiêu cực. 

Hiểu thêm về thị trường BÒ và thị trường GẤU. 

Có lẽ, các nhà đầu tư rất xem trọng các linh vật mà họ tin rằng đó là một chỉ báo nào đó quan trọng trong việc đầu tư. 

Thật ra không có bất kì nguyên lý chính thức nào, thị trường “BÒ” dường như thể hiện giai đoạn thị trường tăng trưởng tối thiểu 20% từ sau khi tạo đáy. Khi thị trường lập đỉnh mới, nhà đầu tư bắt đầu rơi vào thị trường “GẤU”, lợi nhuận suy giảm mạnh 20%. 

Đơn giản hơn: thị trường BÒ cho dấu hiệu tích cực (Thị trường tăng giá – Bullish), thị trường GẤU thể hiện chiều hướng tiêu cực (Thị trường giảm giá – Bearish). 

Những biểu tượng “” và “GẤU” này đến từ đâu? 

Bản chất của thị trường “Bò” và “Gấu”

Thị trường “gấu” và “bò” được đặt tên theo cách thức mà mỗi con vật tấn công các nạn nhân của nó. Đó là đặc điểm của con bò, húc sừng lên trên. Trong khi một con gấu, sẽ hạ vuốt của nó xuống con mồi đáng thương của mình. 

Trong lịch sử, những nhà giao dịch tham gia việc mua bán da gấu sẽ rao bán lượng da mà họ chưa có được và những nhà giao dịch này chính là những nhà giao dịch ngắn hạn đầu tiên. Sau khi hứa hẹn với khách hàng rằng họ sẽ cung cấp cho họ lượng da gấu cần thiết, những nhà giao dịch này sẽ hy vọng rằng giá mua da gấu trong tương lai gần – từ các thợ săn – sẽ giảm so với giá thị trường hiện tại. Nếu sự sụt giảm xảy ra, nhà giao dịch sẽ tạo ra 1 khoản lợi nhuận cá nhân từ chênh lệch giá mà họ đã bán và giá mà sau đó họ mua da từ những thợ săn. Những nhà giao dịch này được gọi là “gấu”, viết tắt của “những người đầu cơ da gấu”, và thuật ngữ được sử dụng tới hiện nay vì nó dùng để mô tả một người kỳ vọng về sự sụt giảm của thị trường.

Thị trường BÒ – GẤU và những quy luật

Những nguyên lý trên không hẳn được chấp thuận một cách chính thống trên toàn thế giới nhưng được chấp thuận chung với một vài nguyên lý định lượng của chúng. Một cách đo lường thường được các nhà đầu tư sử dụng chính là “quy luật 20%”. Thị trường Bò xảy ra khi thị trường tăng trưởng mạnh, khoảng 20%, sau khi sự tăng trưởng của chu kỳ trước chạm đến đáy và ngược lại đối với thị trường Gấu. 

Chính vì thế, để xác định được các nhà đầu tư đang ở giai đoạn nào của thị trường, chúng ta phải nhìn lại lịch sử giá của thị trường chứng khoán. Đầu tiên cần phải xác định được điểm thấp nhất của thị trường và phần trăm tăng trưởng đến giai đoạn hiện tại. Nếu tăng trưởng SỤT GIẢM khoảng ít nhất 20%, chúng ta dự đoán được rằng nhà đầu tư đang ở thị trường GẤU. 

Ví dụ dưới đây cho thấy giai đoạn các nhà đầu tư rơi vào thị trường Gấu. Chúng tôi sử dụng số liệu từ VNINDEX, dữ liệu từ VNINDEX có thể phản ánh toàn diện hơn việc thị trường đã tăng trưởng như thế nào trong một chu kỳ. 

  • Từ tháng 4/2018 cho đến tháng 4/2020, VNINDEX đã giảm hơn 54%. Con số này cho thấy thị trường rơi vào giai đoạn giá giảm (Bearish). 
  • Sau đó 14 tháng, từ tháng 4/2020 cho đến hiện tại, toàn thị trường đi vào giai đoạn tăng trưởng mạnh hơn 190%, có thể cho rằng nhà đầu tư đang trong thị trường bò tót (Bullish) 

Đánh giá: với việc lần lượt giảm giá và tăng giá trên 20% trong hai giai đoạn trên, thị trường chứng minh việc đi vào thị trường Gấu và Bò. 

Những ví dụ điển hình về thị trường bò tót và thị trường gấu trong lịch sử

Trong thế kỷ 20, các nhà đầu tư đã trải qua vài giai đoạn thị trường bò và gấu. Một ví dụ điển hình, cuộc khủng hoảng năm 2008. Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng đến từ việc đầu cơ và nợ trên thị trường bất động sản, dẫn đến hệ quả thị trường chứng khoán sụt giảm nhanh chóng. Chỉ số S&P 500 đã mất hơn một nửa giá trị chỉ trong hơn một năm – Điều đó đủ để biến một khoảng thời gian ngắn trong lịch sử thị trường chứng khoán thành xu hướng giảm.

Khi thị trường dần hồi phục sau giai đoạn khủng hoảng, chính phủ cứu trợ các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phục hồi trở lại, sự phục hồi kinh tế bắt đầu vào tháng 3 năm 2009 từ điểm thấp của thị trường (hay còn gọi là đáy).  Trong hơn 100 tháng kể từ đó, S&P 500 đã tăng gấp ba lần giá trị.  Vào đầu năm 2020 – hơn một thập kỷ sau khi chạm đáy – Hoa Kỳ đã trải qua một giai đoạn thị trường tăng giá đáng kể.  Trên thực tế, đây là thời kỳ thị trường tăng giá mạnh nhất kể từ Thế chiến II.

Vào tháng 2 và tháng 3 năm 2020, chỉ số S&P 500 đã lao dốc lịch sử do kết quả của sự hỗn loạn kinh tế và sự không chắc chắn từ đại dịch COVID-19.  Tuy nhiên, với việc thông qua các dự luật kích thích kinh tế của chính phủ cũng như sự lạc quan của các nhà đầu tư, chỉ số S&P 500 đã phục hồi trở lại, chứng kiến ​​mức tăng lịch sử và đóng cửa ở mức kỷ lục. Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2020, S&P 500 đã tăng hơn 54%, hoạt động như một thị trường tăng giá một lần nữa.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường con bò tót và thị trường con gấu 

Hầu như trong tất cả mọi thứ, thị trường chung và thị trường bò tót hay thị trường gấu phản chiếu lại hướng đi của giá cổ phiếu bao gồm xu hướng tăng/giảm. Bên cạnh đó có các yếu tố khác cần nhà đầu tư quan tâm để có thể nhận biết: 

  1. Việc làm: các công ty có nhu cầu tuyển dụng nhiều hơn trong giai đoạn thị trường bò tót. Nếu thị trường rơi vào giai đoạn giá giảm, thị trường gấu, các tập đoàn dường như muốn giảm bớt nguồn nhân lực nhằm mục đích cắt giảm chi phí. 
  1. Lãi suất (Interest Rates): Khi cục dự trữ liên bang muốn kiềm hãm sự phát triển của nền kinh tế, họ có xu hướng tăng lãi suất. Khi đó đồng tiền có giá trị hơn, từ đó có thể kiềm hãm sự tăng trưởng quá nhanh. Ngược lại, để thúc đẩy nền kinh tế, cục dự trữ liên bang có các hành động giảm lãi suất cho vay, thúc đẩy hoạt động bơm tiền vào thị trường. 
  1. Vốn đầu tư nước ngoài (International Investment): Việc phát triển nền kinh tế có thể là kết quả của động thái nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng đột biến hoặc sự gia tăng cao về nhu cầu hàng hóa từ thị trường nước ngoài. Ngoài ra, việc cắt giảm đột ngột các nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào thị trường trong nước có thể mang đến nhiều tổn thất cho doanh nghiệp và giá cổ phiếu những doanh nghiệp đó.
  1. Tâm lý nhà đầu tư (Confidence): Do hành vi của thị trường bị ảnh hưởng và được xác định bằng cách thức các nhà đầu tư cảm nhận về hành vi đó, tâm lý và ý kiến của nhà đầu tư sẽ quyết định rằng thị trường sẽ tăng hay giảm. Hiệu suất của thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư phụ thuộc lẫn nhau. Tóm lại, sự suy giảm của giá cổ phiếu gây ảnh hưởng đến sự tự tin của các nhà đầu tư, khiến họ rút tiền ra khỏi thị trường – và điều này, dẫn đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán.

Thuật ngữ: 

  1. Thị trường con bò tót/giá tăng: Bull market/Bullish
  2. Thị trường con gấu/giá giảm: Bear market/Bearish
Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.