Thông tin liên hệ

90 Pasteur, phường Bến Nghé
Quận 1, TP HCM

Chúng tôi hỗ trợ 24/7
  1. Bắt đầu với một kế hoạch
  2. Tìm hiểu các yếu tố quan trọng giúp đánh giá doanh nghiệp

Về cơ bản, tất cả các mã cổ phiếu đều có sự khác nhau về khối lượng, giá và mục đích khi được công khai giao dịch trên thị trường. Khi bạn nhắm đến việc đánh giá và phân tích một công ty nào đó, các yếu tố không thể bỏ qua bao gồm lĩnh vực, vốn hóa thị trường. Điều đó giúp bạn xác định được rằng cổ phiếu của doanh nghiệp đó có phù hợp với danh mục đầu tư của bạn hay không. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng quan tâm đến việc doanh nghiệp có trả cổ tức hay không, kết quả kinh doanh qua các năm có cải thiện và công ty có tăng trưởng không. 

Sau đây là một vài yếu tố giúp bạn có thể lọc các mã cổ phiếu tiềm năng: 

? Quy mô  

Quy mô của một doanh nghiệp là chìa khóa quan trọng để đánh giá một mã cổ phiếu. Một yếu tố giúp nhà đầu tư có thể đánh giá được quy mô đó chính là vốn hóa thị trường (market cap). Vốn hóa thị trường cũng chính là giá trị của doanh nghiệp đó, có thể tính toán bằng cách lấy khối lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá trị của một cổ phiếu. Ví dụ Công ty Cổ phần FPT (Mã: FPT) hiện có 907 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường với giá trị thị trường là 85,000 đồng, vậy giá trị vốn hóa thị trường của Công ty FPT là 77 nghìn tỷ đồng (907 triệu cổ phiếu x 85,000 đồng = 77 nghìn đồng). 

Vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp thường được đánh giá theo định mức sau đây: 

Các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ thường chưa được công chúng đó nhận như các doanh nghiệp vốn hóa vừa và lớn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp có vốn hóa nhỏ hoàn toàn có thể trở thành doanh nghiệp với vốn hóa vừa và lớn. Ngược lại, các doanh nghiệp có vốn hóa lớn thường có xu hướng tăng trưởng ổn định, và khả năng lớn có thể trả cổ tức cho các cổ đông. Ở Việt Nam, các nhà đầu tư không khó để có thể tìm được các cổ phiếu bluechip trong chỉ số VNINDEX. 

? Ngành

Nếu chia tất cả các doanh nghiệp theo sản phẩm mà họ cung cấp ra thị trường, sẽ có rất nhiều nhóm ngành để tạo một bộ lọc các mã cổ phiếu. Ví dụ, các ngân hàng thường sẽ thuộc nhóm ngành tài chính và bảo hiểm, các công ty viễn thông sẽ được cân nhắc thuộc nhóm ngành công nghệ và thông tin. Hiện tại ở Việt Nam đang có khoảng 25 nhóm ngành nhỏ. Tuy nhiên theo tiêu chuẩn chung, trên thị trường chứng khoán đang có 11 nhóm ngành  

được định nghĩa bởi Chuẩn phân ngành toàn cầu (GICS). Đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau có thể giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục.

? Phong cách đầu tư

Phong cách đầu tư thường không liên quan đến doanh nghiệp, mà là cách một nhà đầu tư phân loại các khoản đầu tư của họ. 

  • Đầu tư tăng trưởng 
    • Phong cách và chiến lược đầu tư tập trung vào việc tăng vốn của nhà đầu tư
    • Các nhà đầu tư tăng trưởng thường tìm kiếm các khoản đầu tư vào các ngành công nghiệp đang mở rộng nhanh chóng, nơi các công nghệ và dịch vụ mới đang được phát triển và tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc tăng giá vốn..
  • Đầu tư giá trị
    • Các nhà đầu tư thường tìm kiếm các cổ phiếu được cho là định giá thấp hơn so với giá trị thực. 

? Cổ tức

Với vai trò là cổ đông của một doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phải trả khoản lợi nhuận ròng cho mỗi cổ phần, được gọi là cổ tức. Cổ tức được trả bằng hai cách:

Thông thường các công ty ở giai đoạn đầu hoàn toàn không trả cổ tức cho các nhà đầu tư, họ dùng lợi nhuận để tiếp tục xây dựng hoạt động kinh doanh và phát triển các sản phẩm mới. So sánh với các công ty có vốn hóa lớn và tăng trưởng ổn định sẽ có nhiều khả năng các nhà đầu tư được trả mức cổ tức cao hơn.

? Quỹ

Nếu không thể chọn được một cổ phiếu, đầu tư vào các quỹ có thể là lựa chọn được bạn cân nhắc. Bạn có thể mua một danh mục bao gồm nhiều mã cổ phiếu thông qua quỹ ETF (Exchange Traded Fund) hoặc quỹ tương hỗ (Mutual Fund). Đầu tư vào các quỹ có thể giảm rủi ro đáng kể.

To be continued …

Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.