Thông tin liên hệ

90 Pasteur, phường Bến Nghé
Quận 1, TP HCM

Chúng tôi hỗ trợ 24/7

SO SÁNH AP VÀ AR?

✅ AP và AR là 2 khoản mục hoàn toàn trái ngược nhau. Khi một công ty mua một thứ gì đó từ một nhà cung cấp theo hình thức tín dụng, nó sẽ được ghi vào bảng cân đối kế toán như một khoản phải trả. Nhưng khi một khách hàng mua hàng hóa từ công ty đó bằng hình thức tín dụng, nó sẽ được ghi vào bảng cân đối kế toán như một khoản phải thu.

✅ Nói cách khác, AP phát sinh khi công ty nợ tiền và AR phát sinh khi một bên khác nợ công ty.

? AP CHO CHÚNG TA BIẾT ĐIỀU GÌ VỀ CÔNG TY?

✅ Cũng như AR, AP là một chỉ số về sức khỏe tài chính của một công ty. Nó phải được quản lý một cách phù hợp để đảm bảo dòng tiền hoạt động cho công ty. Nếu các khoản phải trả tăng quá cao và quá nhanh, đó có thể là dấu hiệu thiếu hụt dòng tiền của công ty. Nhưng đôi khi khi doanh nghiệp phát triển, các khoản phải trả tăng lên để phản ánh nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào.

✅ Có 2 chỉ số liên quan đến AP mà các nhà phân tích sử dụng để đo lường dòng tiền và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn của công ty. Bao gồm:- Vòng quay AP: Chỉ số này xác định số lần mà công ty thanh toán các khoản phải trả trong kỳ kế toán. Để có được con số này, chúng ta lấy giá vốn hàng bán chia cho AP. Nếu chỉ số này cao, có nghĩa là công ty không giữ tiền đủ lâu để kiếm lãi hoặc đang gặp khó khăn trong việc mua theo hình thức tín dụng. Nếu nó thấp, có nghĩa là công ty đang thanh toán hóa đơn chậm hoặc họ đã thương lượng các điều khoản tín dụng tốt hơn với các nhà cung cấp của mình.- Số ngày phải trả: Chỉ số này xác định trung bình một công ty mất bao nhiêu ngày để trả cho nhà cung cấp của mình. Để có con số này, chúng ta chia số tiền phải trả cho giá vốn hàng bán và sau đó nhân với số ngày trong một kỳ kế toán.

Share:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.